SEO Mũ Trắng và SEO Mũ Đen là gì ? Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)




SEO Mũ Trắng và SEO Mũ Đen là gì?
Cũng giống như hacker, giới làm SEO được chia ra làm 2 loại được gọi là White Hat SEO và Black Hat SEO. Nếu như bạn hiểu các hacker mũ đen và hacker mũ trắng khác nhau về mục đích sử dụng kỹ năng của mình thì trong SEO không phải là như vậy. SEO mũ trắng và SEO mũ đen đều có một mục đích duy nhất: Đưa các liên kết của một website nào đó lên trang đầu. Nhưng sự khác nhau của nó ở đây là cách thức để họ đạt được kết quả đó.

Thế nào là SEO Mũ Trắng?


Nghe cái tên là đã thấy sự “trong trắng” và minh bạch rồi. SEO mũ trắng nghĩa là những người tối ưu hóa các liên kết để chúng có thứ hạng cao trên các kết quả tìm kiếm một cách hợp pháp và lành mạnh về cả đạo đức lẫn kỹ thuật. Phương pháp SEO mũ trắng không chỉ tăng thứ hạng các liên kết một cách hợp pháp mà nó còn có thể giữ vững thứ hạng của mình một cách lâu dài. Cũng giống như kinh doanh, nếu bạn làm mọi thứ đều minh bạch và hợp pháp thì sẽ mất khá nhiều thời gian để chăm sóc quá trình SEO của mình, nhưng bù lại bạn sẽ yên tâm hơn khi không phải lo sự trừng phạt của các máy tìm kiếm vì các vấn đề gian lận. Nói tóm gọn lại, các chiến thuật và thủ thuật SEO mũ trắng nghĩa là tuân thủ các quy định và nguyên tắc của máy tìm kiếm. Các phương pháp này đơn thuần là trình bày và tối ưu hóa nội dung website cho thân thiện với các bot tìm kiếm trong quá trình crawl và index nội dung. Đồng thời các nội dung cũng được tối ưu hóa rõ ràng để truyền tải những thông tin có giá trị đến người dùng.

Nhưng….nếu website bạn có nội dung kém chất lượng. Thì các phương pháp SEO mũ trắng hầu như không có tác dụng, đơn giản vì nội dung đó không có giá trị cho người dùng. Còn nếu anh đã kém rồi mà vẫn muốn leo lên đầu người khác ngồi thì bắt buộc anh phải gian lận thôi, đó được gọi là SEO mũ đen.

Thế nào là SEO Mũ Đen?

Nếu như bạn đã đọc qua định nghĩa SEO mũ trắng thì cũng có thể đoán ra SEO mũ đen là gì. SEO mũ đen nghĩa là sử dụng các phương pháp gian lận, thủ đoạn để phá vỡ các rào cản quy định của các máy tìm kiếm nhằm đưa mình lên những trang đầu của các kết quả tìm kiếm. Thông thường giai đoạn SEO mũ đen sẽ đưa website lên top 10 ở trang tìm kiếm nhanh hơn rất nhiều (thậm chí chỉ cần vài ba ngày cho một từ khóa quan trọng) so với SEO mũ trắng. Tuy nhiên không bao lâu sau, các website áp dụng phương thức SEO gian lận này sẽ bị các công cụ tìm kiếm trừng phạt, và đó là cái giá mà họ phải trả. Các website đó có thể bị đánh giảm thứ hạng, bị kiểm soát chặt chẽ trong quá trình SEO hoặc tệ hại hơn nữa là tên miền của website đó mãi mãi không thể nào xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.

Quy trình tối ưu hóa tìm kiếm (SEO)

 

Một quy trình SEO có thể được chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng đối với mình, SEO bao gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1. Phân tích từ khóa (Keyword Analysis)
Có nhiều người hỏi tại sao lại cần phải phân tích từ khóa trước khi SEO. Câu trả lời đơn giản dành cho bạn là chúng ta cần nên biết sẽ đưa website lên top kết quả tìm kiếm bằng từ khóa nào và các từ khóa đó có thật sự mang lại lợi ích cho chúng ta hay không, nghĩa là có nhiều người tìm kiếm nó hay không.
Giai đoạn 2. Phát triển nội dung

Một website không thể nào SEO tốt hoặc đúng chuẩn nếu không có nội dung chất lượng, bởi vì mục đích của SEO chính là tối ưu website/nội dung cho thân thiện với bot tìm kiếm để nó đánh giá bài mình tốt hơn mà có được thứ hạng cao nhất.

Giai đoạn 3. SEO On-Page
Sau khi đã có những từ khóa quan trọng thông qua quy trình phân tích, những người làm SEO sẽ tiến hành tối ưu hóa nội dung trên website để trở nên thân thiện với bot tìm kiếm trong việc thu thập dữ liệu (crawling) và đánh chỉ mục (indexing) thông qua các công việc như tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa thẻ title, sử dụng thẻ heading (h1, h2, h3..v.v..) hợp lý, tối ưu hóa thẻ meta descriptions, sử dụng một mật độ từ khóa nhất định vào nội dung, tạo sitemap..v.v..

Giai đoạn 4. SEO Off-Page

Đúng như với tên gọi của nó, quy trình SEO này sẽ không tối ưu hóa trực tiếp lên website mà là cải thiện thứ hạng của website bằng các liên kết trỏ về website của mình (backlinks). Nghĩa là nếu như website bạn có càng nhiều backlinks thì thứ hạng website càng cao hơn, đồng thời Page Rank cũng sẽ được cải thiện.

Nhưng có một điều mà bạn cần nên biết đó là không phải backlink nào cũng có chất lượng. Các backlinks trỏ về từ các website đang bị Google phạt, hay các backlinks mang thuộc tính nofollow hầu như không có giá trị cải thiện thứ hạng. Các backlink có chất lượng là những backlink mang thuộc tính dofollow và được xuất hiện trên những trang web lớn, uy tín và đặc biệt là các website chuyên về mảng giáo dục và báo chí. Ngoài ra còn có một số danh mục website có thể mang lại các backlink chất lượng cao như Dmoz hay Yahoo Directory.

Nguồn ST
 
Tham khảo tư vấn miễn phí làm SEO  từ chuyên gia qua Hotline : 0909388865

Copyright @ 2013 Marketing Online. Designed by BeYu Jsc | Digital Marketing

Tin Tức Marketing

About BeYu

BeYu Joint Stock Company

Add : 352 Trường Sa P2 Q Phú Nhuận HCM
Tel : 08.6679.8387
Hotline : 0903858865
Email : support@beyu.com.vn
Web : www.beyu.com.vn

Follow us on Facebook